04/03/2012 03:01 | Thông tin công nghệ
–Làm cách nào để tắt chế độ thu thập dữ liệu của Google trên Gmail, YouTube và Google Search? Việc ngừng đăng nhập tài khoản Google có tác dụng hay không?
Đầu năm 2012, Google tuyên bố sẽ sửa đổi các chính sách bảo mật để thu thập thông tin và tạo lập hồ sơ người dùng chi tiết hơn. Từ ngày 01/03/2012, thông tin người dùng từ các dịch vụ Gmail, Google Search, YouTube và các dịch vụ khác sẽ được Google kết hợp lại với nhau.
Hoạt động này của Google gây ra rất nhiều mối lo ngại về quyền riêng tư của người dùng. Bạn nên làm gì nếu không muốn bị Google thu thập thông tin?
Google thu thập thông tin người dùng qua tài khoản Google
Google đang dựa trên thông tin về người dùng để phục vụ cho hoạt động quảng cáo và tùy chỉnh các dịch vụ mà hãng cung cấp. Phần lớn những dữ liệu này được thu thập từ tài khoản Google. Khi bạn đăng nhập tài khoản Google để kiểm tra email (Gmail), tải video YouTube, sử dụng Google+.. Google sẽ theo dõi và lưu lại các hoạt động của bạn. Các hoạt động và thông tin bạn cung cấp trên tài khoản sẽ được Google kết hợp lại với nhau một cách đáng kinh ngạc, tạo thành một “bộ hồ sơ” hoàn chỉnh về mỗi người dùng bao gồm vị trí địa lý, công việc, ngành nghề, sở thích, bạn bè và các mối quan hệ xã hội.
Người dùng đăng nhập tài khoản Google càng nhiều, kết quả đưa ra càng hoàn chỉnh, bất chấp bạn đăng nhập trên máy tính để bàn, notebook hay thiết bị cầm tay. Ví dụ như smartphone chạy hệ điều hành Android yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản Google để sử dụng Gmail, Google Talk và Android Market.
Nếu bạn có tài khoản Google, dưới đây là một số cách để hạn chế việc bị Google theo dõi:
Lịch sử duyệt Web
Nếu bạn sử dụng Google Search khi đăng nhập tài khoản Google, Google sẽ theo dõi mọi thao tác tìm kiếm Web của bạn. Mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ tại “Web History” (lịch sử duyệt web). Vậy làm cách nào để kiểm tra hoặc xóa các dữ liệu này?
Hãy truy cập địa chỉ google.com/history và trình duyệt sẽ yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản Google (Gmail). Sau khi đăng nhập, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ thông tin về lịch sử duyệt web của mình gồm các cụm từ dùng để tìm kiếm và các trang web đã được truy cập. Để xóa dữ liệu duyệt web, chọn “Remove all Web History” (Xóa tất cả lịch sử duyệt Web). Việc này sẽ tự động đồng tạm ngừng việc thu thập dữ liệu của Google. Để khôi chế độ cho phép Google thu thập dữ liệu, hãy nhấn vào nút “Resume” màu xanh trên đầu trang.
Lịch sử YouTube
Mọi hoạt động của bạn trên YouTube được lưu lại tại History (lịch sử YouTube) của tài khoản. Để tối đa hóa sự riêng tư, hãy chọn cả hai nút ““Clear all search history” và nút “Pause viewing history”. Hãy nhớ là thực tế Google không tuyên bố tắt chế độ thu thập dữ liệu, mà chỉ là “tạm ngừng”.
Gmail
Theo mặc định, Google lưu lịch sử chat Google Talk trong Gmail. Ngoài ra, Gmail còn được tích hợp với Google Voice, dẫn đến bản ghi các cuộc gọi thoại có thể cũng được lưu trong tài khoản Google. Để vô hiệu hóa lịch sử Google Chat, bạn phải truy cập phần tùy chỉnh của Gmail bằng cách sau:
Đăng nhập Gmail, nhấn vào biểu tượng bánh răng ở góc bên phải.
Chọn “Settings”
Vào thư mục “Chats”
Nếu muốn tắt chế độ lưu “chat history” (lịch sử trò chuyện), bạn hãy chọn “Never save chat history” ở mục “My chat history” và đừng quên nhấn vào nút “Save Changes” (lưu lại các thay đổi) ở cuối trang.
Gỡ bỏ Google Toolbar
Google Toolbar là một add-on trình duyệt cho phép truy cập nhanh lịch sử tình kiếm, thẻ đánh dấu (bookmark) và email. Mặc dù rất tiện lợi, Google Toolbar phụ thuộc lớn vào Web History (lịch sử duyệt web) của Google và có thể cung cấp thông tin về vị trí người dùng cho các hãng thứ ba. Hiện nay, các chức năng của Toolbar phần lớn được gộp vào các trường tìm kiếm hoặc tích hợp vào trình duyệt. Nếu bạn vẫn sử dụng Google Toolbar và lo lắng về việc Google thu thập thông tin cá nhân, hãy gỡ bỏ add-on này và “tạm ngừng” Web History theo cách đã trình bày nói trên.
Không đăng nhập tài khoản Google
Một số người dự định trốn tránh “ống nhòm Google” bằng cách không đăng nhập tài khoản Google nữa. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nếu không đăng nhập, bạn sẽ không thể sử dụng hết các tính năng của một số dịch vụ như: Google Search (bạn không thể nhận được các kết quả tìm kiếm liên quan tới kết nối mạng xã hội), Google Maps và YouTube (bạn có thể tìm kiếm và xem video nhưng không thể bình luận hoặc chia sẻ).
Ngoài ra, Google còn có thể xác định vị trí của bạn dựa vào địa chỉ IP. Mặc dù hầu hết địa chỉ IP không xác định vị trí cụ thể (như số nhà, tên đường/phố), nhưng vẫn đưa ra một vị trí chung chung (như thành phố hoặc quốc gia). Google sẽ kết hợp với một số thông tin mà người dùng “sơ hở” để lộ để xác định vị trí một cách cụ thể hơn.
Google cũng thu thập thông tin về thiết bị và phần mềm mà người dùng sử dụng để kết nối với các dịch vụ của họ.