Tại một nhà hát với khung cảnh tối ở trung tâm Hà Nội, một con rồng gỗ nổi lên từ một hồ nước và âm thanh của những chiếc chũm chọe vang lên trong một chương trình múa rối nước truyền thống đang thu hút hàng trăm khách du lịch tới đây hàng ngày.
Hậu trường sâu khấu nằm phía sau một màn tre mỏng, với khoảng 20 người đang điều khiển rối bằng những thanh dài.
"Những con rối khá nặng... và nước cũng tạo ra lực cản," người điều khiển rối Nguyễn Thu Hoài chia sẻ.
"Nhưng nhiều năm đào tạo và kinh nghiệm đã giúp chúng tôi kiểm soát chúng", bà Hoài, người giống như nhiều đồng nghiệp khác cũng tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội chia sẻ.
Một số con rối nặng tới 10 kg và những con lớn nhất, giống như nàng tiên cao một mét – cần tới 4 người điều khiển.
Múa rối nước Việt Nam đang thu hút sự chú ý của đông đảo du khách quốc tế
Các buổi trình diễn rối tại nhà hát Thăng Long của Hà Nội đã là một điểm đến không thể thiếu của nhiều du khách và thu hút hàng nghìn người tới đây mỗi tuần, bao gồm nhiều người xem lần đầu.
"Tôi chưa bao giờ thấy một chương trình múa rối trên nước", Caroline Thomoff – một khách du lịch Mỹ nói với AFP sau một buổi biểu diễn.
Việt Nam là nơi khai sinh của nhiều hình thức nghệ thuật từ nhiều thế kỷ trước – đã xuất hiện tại khu vực trồng lúa nước phía bắc như những hoạt động giải trí cho nông dân.
Những buổi biểu diễn đầu tiên được ghi lại trên một tấm bia từ thế kỷ 12 – hiện vẫn còn đang được bảo tồn ở một ngôi chùa ở phía bắc tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, các nhà sử học nói rằng rối nước có thể bắt nguồn từ sớm hơn.
Môn nghệ thuật này không thay đổi nhiều và cả những con rối bằng gỗ được chạm khắc bằng tay với hình động vật, thuyền, nông dân hoặc cá được sơn màu vàng rực rỡ, đỏ và xanh, AFP dẫn lời ông Chu Lượng, Quyền giám đốc nhà hát Thăng Long cho hay.
"Khi con em chúng tôi và các thế hệ sau xem biểu diễn, chúng vẫn sẽ giống như các phiên bản gốc", ông nói với AFP.
AFP cho biết rối nước Việt Nam có thể thu hút sự chú ý cả ở nước ngoài.
Giám đốc nghệ thuật người Canada Robert Lepage đã trở lại Toronto năm nay với một bản chuyển thể vở nhạc kịch "The Nightingale" của Stravinsky, trong đó sàn nhà hát được chuyển thành một hồ nước và những con rối được xuất hiện.
Theo AFP, cách tiếp cận sáng tạo như vậy có thể là bí quyết để làm sống lại truyền thống lâu đời về rối nước của người dân địa phương.
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam