Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An được biết đến là một bảo tàng lớn của khu vực miền Trung, rất đáng tin cậy bởi ngoài các hiện vật còn có các hệ thống tài liệu, ảnh chụp đi kèm. Từ những hiện vật, ảnh chụp, các nhà khảo cổ học đã phần nào phát hiện ra nhiều điều thú vị của người xưa. Về các phong tục an tang, nhận thức về thẩm mỹ, quan niệm sống chết, mối quan hệ của những những dân thổ cư thuộc văn hoa Sa Huỳnh.
Đến tháng 7/1989, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và phát hiện ra các di tích khảo cổ học đã có trên bản đồ phân bố khảo cổ học Tiền – Sơ sử ở Miền Trung với các di tích mộ tang gồm Bãi Ông, Hậu Xá 1, Hậu Xá 2, Xuân Lâm, An Bang cùng các di chỉ cư trú gồm Hậu Xá 1, Đồng Na, Trảng Sỏi, khu vực 1 Cẩm Phô, Lăng Bà, Thanh Chiếm.
Thông qua quá trình khảo sát, khai quật, nghiên cứu trong hơn 10 năm, bằng các phương pháp gồm khai quật khảo cổ học, tham chiếu, đối sánh kết hợp với xét nghiệm, giám định niên đại, các nhà khảo cổ đã đưa ra kết quả tại các quộc hội thảo khoa học. Qua đó, có thể khẳng định rằng, các di tích được tìm thấy ở Hội An phân bố chủ yếu ở các bàu, cồn, ven các địa hình sống, biển, đầm lầy được tạo nên bởi quá trình bồi tụ trầm tích, biển lùi.
Trong đó, một số các hiện vật trong bảo tàng được phát hiện ở di chỉ Bãi Ông, đảo Cù Lao Chàm. Điều này cũng cho thấy, từ thời tiền sử cách đây hơn 3000 năm đã có các cư dân bản địa sinh sống ở đây. Chính vì vây, nó đã được các nhà khoa học đánh giá là thuộc hàng phong phú, độc đáo bật nhất của Việt Nam.